Bạn hãy cùng Cuocthimyhappiness phân tích Chiều tối, một tác phẩm thơ hay để có thể thấy được tình yêu đối với thiên nhiên, với cuộc sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh dù có khắc nghiệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hy vọng với dàn ý và bài mẫu sau sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng trong khi làm bài nhé!
Contents
Tìm hiểu chung về tác phẩm Chiều tối
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Đối với tập thơ “Nhật ký trong tù”:
- Vào tháng 8 năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại nước Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ đến từ thế giới. Sau thời gian nửa tháng đi bộ tới Quảng Tây, Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt.
- Từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943: Người sáng tác được 134 bài thơ, viết bằng chữ Hán và đặt tên là “Ngục trung nhật ký” (hay còn gọi là Nhật kí trong tù).
Đối với bài thơ “ Chiều tối”:
- Đây là bài thơ thứ 31, trích trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài thơ được sáng tác vào thời điểm cuối mùa thu năm 1942, trên đường Người bị chuyển lao từ Tĩnh Tây cho đến Thiên Bảo.
Bố cục
Bài thơ này có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: gồm có 2 câu đầu: nội chung chính là bức tranh thiên nhiên ở vùng sơn cước.
- Phần 2: gồm 2 câu còn lại: nội dung chính xoay quanh bức tranh sinh hoạt nơi đây.
Thể loại
Đây là một bài thơ thuộc thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Bài thơ Chiều tối là bài thơ thứ 31, trích trong tập thơ “Nhật ký trong tù”
Dàn ý phân tích Chiều tối ngắn gọn, dễ hiểu
Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn thông tin về tác giả và tác phẩm; dẫn vào thân bài.
Thân bài: Trình bày cảm nhận về bài thơ.
Hai câu đầu – Bức tranh thiên nhiên của vùng sơn cước:
- Con người luôn luôn hướng về phía thiên nhiên;
- Cảnh quan của buổi chiều tối mang nét âm u, hiu quạnh và cả vắng vẻ;
- Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho khung cảnh chiều tà;
- Hình ảnh về chòm mây gợi nên cảm giác về không gian mênh mông và rộng lớn;
- Vẻ đẹp cổ điển và rất thơ mộng của thiên nhiên nơi đây;
- Cảm nhận được về ý chí, nghị lực phi thường của con người.
Hai câu cuối – Bức tranh đời sống nơi đây.
- Hình ảnh của một đời sống dân dã và đời thường;
- Bức tranh mang lại cảm giác gần gũi, có phần quen thuộc và cả mộc mạc;
- Hình ảnh về con người lấn át đi hình ảnh về khung cảnh thiên nhiên mênh mông tuy nhiên lại vắng vẻ;
- Thể hiện cho tình cảm yêu thương, sự quan tâm đối với số phận nhọc nhằn của người lao động nghèo;
- Ước mơ về một mái ấm gia đình của người dân nghèo;
- Sáng bừng lên sức sống vô cùng mãnh liệt của con người nơi đây.
Kết bài: Nêu cảm nhận mà bản thân bạn có khi nghĩ về bài thơ Chiều tối.
Dàn ý phân tích Chiều tối, bài thơ do Hồ chủ tịch sáng tác
Bài mẫu 1 về nội dung phân tích Chiều tối
Trong quá trình đi tìm lại tự do cho đồng bào nước mình, Bác đã phải chịu rất nhiều khổ cực, kể cả việc bị bắt giam. Nhưng dù ở trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy Bác vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan. Và bài thơ “Chiều tối” thuộc tập thơ “Nhật kí trong tù” là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần lạc quan của người. Bài thơ miêu tả lại cảnh vật nơi thôn dã vào buổi chiều tối và ẩn chứa sâu bên trong là một ước mơ tự do, một ước mơ được quay về quê hương, tiếp tục hoàn thành sứ mệnh còn dang dở của mình.
Bức tranh buổi chiều tối được khắc họa qua góc nhìn của Bác khi tay bị đeo gông chân vướng xiềng xích:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không.”
Buổi chiều thường sẽ là lúc mà người người được đoàn tụ vì thế nó gợi cho những người con xa quê một lòng nhớ thương da diết với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Cánh chim đã mỏi sau một ngày dài kiếm ăn cũng bay về tổ. Trên không trung giờ đây chỉ còn lững lờ một chòm mây trôi. Giữa thiên nhiên vừa bao la vừa hùng vĩ ấy, con người và cả cảnh vật tựa như đều dừng lại, chỉ có một chòm mây ấy vẫn cứ nhẹ nhàng trôi, tôn lên được sự yên ắng, sự êm ả của buổi chiều tối vùng sơn cước.
Trong cái khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn ấy, bỗng xuất hiện bóng hình của con người:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
Hình ảnh cô sơn nữ hiện lên như một điểm nhấn, khiến cho cả bức tranh trở nên sinh động và vui tươi hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là nét cổ điển mà hiện đại vô cùng sáng tạo trong thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bức tranh vừa có con người, lại vừa có hoạt động của con người, giúp ca ngợi được nét đẹp, nét đáng quý vốn có của tầng lớp người dân lao động.
Cô gái miệt mài xay ngô bên lò than đỏ rực hồng để chuẩn bị cho bữa tối. Trong câu thơ tiếng Hán, Bác đã lặp lại hai từ “bao túc” ở vị trí cuối câu thứ ba và ở đầu câu thứ tư, làm cho chúng ta liên tưởng đến những vòng xay liên tiếp nhau của cô gái, tựa như sự tuần hoàn của yếu tố thời gian, trời nay đã tối, tối dần, tối dần.
Bài thơ miêu tả về phong cảnh của thiên nhiên và của con người nơi xóm núi trong buổi chiều muộn. Ngoài ra còn ẩn chứa đâu đó nỗi niềm, ước mong được tìm thấy tự do, được sum họp cùng đồng bào nơi quê hương của Người.
Bài thơ là bức tranh hài hòa giữa thiên nhiên và con người
Bài mẫu 2 về nội dung phân tích Chiều tối
Trong tập thơ Nhật kí trong tù chúng ta không thể nào không nhớ đến bài thơ Chiều tối, một tác phẩm được Bác sáng tác khi chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây cho Thiên Bảo. Bài thơ đã làm nổi bật lên được tinh thần kiên cường của người làm cách mạng dẫu có bị tù túng.
Mở đầu tác phẩm hay cũng mở ra khung cảnh của một bức tranh thiên nhiên trong buổi chiều tối:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”
Những cánh chim luôn gợi nhớ về nỗi cô đơn, về một quãng thời gian đã qua. Tuy nhiên hình ảnh cánh chim trong bài thơ này lại xuất hiện một cách vô cùng độc đáo, sau cả một ngày dài kiếm ăn mệt mỏi, chim quay trở về tìm cho mình một chốn nghỉ ngơi. Cánh chim ấy cũng đã gợi liên tưởng cho chúng ta về sự tương phản đối với hoàn cảnh của bản thân Người.
Chòm mây trên trời thật cô đơn, trôi lững lờ giữa khoảng không gian mênh mông, sự cô độc của chòm mây hãy cúng chính là sự cô đơn, lẻ loi của Người. Bức tranh thiên nhiên nơi đây không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài mà còn là bề sâu tâm cảnh. Qua đó, chúng ta thấy được một tình yêu thiên nhiên nồng nàn của Bác.
Từ không gian thiên nhiên, người tù đã di chuyển góc nhìn của mình để thấy được hơi thở cuộc sống sinh hoạt đời thường bình dị, mà lại vô cùng ấm áp:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.”
Trong hai câu thơ cuối, con người đã trở thành vị trí trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Hình ảnh cô thiếu nữ xóm núi đang xay ngô. Hình ảnh vừa chân thực, vừa bình dị mà lại lấp lánh ánh sáng ấm áp. Đây chính là ánh sáng của tuổi trẻ, của sức sống; ánh sáng bắt nguồn từ một công việc lao động hết sức bình dị; đồng thời cũng chính là vẻ đẹp của mối quan hệ mật thiết giữa con người với thiên nhiên.
Câu thơ cuối cùng là một sự kết hợp rất hài hòa giữa một nét vẽ cổ điển với nét vẽ lãng mạn. Tính cổ điển được thể hiện ngay ở bút pháp sử dụng ánh sáng để nói về bóng tối. Hình ảnh của chiếc lò than rực hồng, tỏa ra ánh sáng trong cả một khoảng không gian đã thành công tái hiện phần bóng tối đang dần bao phủ xung quanh.
Chữ hồng chính là nhãn tự của cả bài thơ, giúp làm bừng sáng cả một không gian rộng lớn đang chìm vào sự tăm tối. “Hồng” thể hiện cho sự vận động theo chiều hướng từ chiều cho đến tối, từ lạnh lẽo cho đến ấm áp, từ nỗi cô đơn cho đến sum họp và từ nỗi buồn cho đến niềm vui. Đây chính là sự vận động từ chỗ bóng tối ra tới ánh sáng, giúp thể hiện được niềm tin, sự lạc quan vào tương lai của một người chiến sĩ cách mạng.
Chiều tối đã khắc họa rất tinh tế và vô cùng thành công bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống của con người nơi đây. Ẩn chứa đằng sau bức tranh ấy, là tâm hồn của Bác, một tâm hồn luôn giữ được tinh thần lạc quan dù có bị tù đày dù có gặp khó khăn thế nào đi chăng nữa.
Chữ hồng chính là nhãn tự của cả bài thơ, làm bừng sáng không gian tăm tối
Thông qua bài viết phân tích Chiều tối Cuocthimyhappiness mong rằng bạn có thể tham khảo và tích lũy được nhiều ý tưởng hơn cho bài làm của mình. Chúc bạn đạt được điểm cao bạn nhé!